Sau 10 năm bạn thông minh hơn hay kém dần đi là câu hỏi tôi khảo sát với nhóm bạn tốt nghiệp bằng giỏi đại học Bách Khoa. Đây là câu hỏi quan trọng, trong bối cảnh AI dần thay thế con người, và đây là cái kết:
Trình độ chung của nhóm khảo sát
Tôi học lớp chọn của một ngôi trường cấp 2, cấp 3 của thành phố HN, sau đó phần lớn nhóm bạn chơi chung đều thi vào Đại học Bách Khoa Hà nội. Trong số đó có 3 người ngay đầu vào đã trúng tuyển lớp kỹ sư tài năng (trên 27 điểm) và kỹ sư chất lượng cao. Khi tốt nghiệp, hầu hết chúng tôi đều bằng giỏi, chỉ chiếm 1% so với số sinh viên vào trường năm đó.
Khó nhận thức được giỏi hay kém đi sau 10 năm ra trường
Nhưng khi tôi khảo sát câu hỏi trên, thì rất nhiều người bằng giỏi đã lâm vào cảnh trầm tư. Nếu căn cứ theo số tiền họ kiếm được tăng theo thời gian, thì chắc chắn nhiều người sẽ tự cho mình là giỏi giang, khi nhìn qua số liệu: xe cộ, nhà cửa, tài sản.
Nhưng chính nhóm giỏi nhất này đã tỏ ra lưỡng lự khi không biết trả lời thế nào. Họ đã hiểu rất rõ câu hỏi của tôi. Một số người trong đó thẳng thắn thừa nhận mình kém hơn nhiều so với hồi còn làm nghiên cứu sinh.
Bộ não phát triển khi bạn không ngừng nỗ lực
Theo nhiều nghiên cứu của các trường đại học, não bộ của con người được kích hoạt tiềm năng ghi nhớ tối đa khi chúng ta nỗ lực tất cả các cơ quan để học tập.
Bắng chứng qua thí nghiệm, 1 nhóm sinh viên dùng máy ghi âm, laptop để gõ nhập lại bài giảng. Tốc độ nhập văn bản của họ nhanh gấp 2 lần nhóm sinh viên chỉ dùng bút máy ghi chép lại. Kết quả thi sau buổi học: nhóm thứ 2 có điểm số cao gần gấp đôi nhóm thứ 1.
Khi bạn sử dụng toàn bộ giác quan nghe nhìn, đọc và viết sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Đó là một sự nỗ lực cố gắng, một dạng lao động trí óc sẽ khiến não bộ được kích hoạt tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy.
NGHE – NHÌN – NÓI – ĐỌC – VIẾT là những kỹ năng nỗ lực cao, là mấu chốt để cho bộ não tiếp tục phát triển và tiến bộ
Nhóm đối tượng sẽ tiếp tục thông minh hơn người khác sau khi ra trường
Đó chính là những người thường xuyên sử dụng bộ kỹ năng Nghe Nhìn Đọc Viết Nói trên. Ví dụ những nghiên cứu sinh, giáo sư giảng dạy, những nhà nghiên cứu (RnD), những nhà du lịch khám phá và thường xuyên viết nhật ký.
Tôi thường lấy Thomas Edison là ví dụ kinh điển, ông phải rời nhà trường từ sớm do điều kiện gia đình khó khăn, nhưng là người nỗ lực nghiên cứu sáng chế. Trong suốt cuộc đời Edison có tới 9000 phát minh, những mẩu giấy ghi chép số liệu thí nghiệm đầy ngập căn phòng làm việc.
Sự thật về cái bạn thường nghĩ là mình giỏi
Những tấm bằng giỏi, những lời khen tặng từ nhà trường khiến chúng ta thường tự cho rằng mình đã giỏi. Ra trường là ngừng đọc sách, ngừng viết và lao vào các doanh nghiệp để kiếm tiền. Quỹ thời gian còn lại thì hưởng thụ ăn chơi mua sắm du lịch.
Thực chất những bài bạn giải đã có đáp án, những công việc bạn làm đã có người chỉ dẫn đào tạo. Bạn làm nhanh hay chậm bản chất nằm ở kinh nghiệm đối phó các tình huống.
Khi phải đối mặt với những thách thức chưa có lời giải, sẽ bộc lộ ra bản chất thật sự bạn có giỏi hay không.
Chỉ trừ khi bạn điều chỉnh tối ưu lại một quy trình sẵn có, làm nó hoạt động hiệu quả hơn, mang đến nhiều lợi ích hơn. Đó chính là sự sáng tạo, điểm làm nên sự khác biệt giữa bạn và vô số những tấm bằng giỏi tạo ra bởi một công thức đào tạo.
[cp_popup display=”inline” style_id=”2541″ step_id = “1”][/cp_popup]
Sáng tạo là điểm mấu chốt chứng tỏ bạn hơn AI
Gần như chắc chắn trong vài năm tới, những người làm công việc lặp đi lặp lại sẽ phải cạnh tranh với trí tuệ nhân tạo AI. Hoặc ít nhất là với người biết sử dụng công cụ AI.
Duy nhất chỉ có những người làm trong lĩnh vực sáng tạo, những người luôn phát huy tiềm năng của bộ não của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai đầy thách thức này.
Tổng kết
Nếu đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm bắt được điểm cốt lõi về sự thông minh giỏi giang. Nó không chỉ thể hiện bởi giá trị bản thân bạn tạo ra vật chất, mà nó còn đến bởi sự nỗ lực sử dụng những kỹ năng ở trên để bộ não phát triển, sẵn sàng đón nhận một thời kỳ thách thức đến từ Trí tuệ nhân tạo AI.
Về phát triển tư duy, tôi cũng gợi ý thêm một số bài rất hữu ích dưới đây để các bạn tham khảo:
F&Q Những câu hỏi thường gặp
1. Tại sao phát triển não bộ lại quan trọng: Đó là một trong những giá trị cốt lõi của phát triển bản thân. Phát triển tư duy chính là nâng cao sức mạnh hiểu biết, khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh. Đem đến cho bạn sức mạnh tinh thần và cả danh vọng địa vị.
2. Hậu quả gì xảy ra nếu ngừng phát triển não bộ: Chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy vật chất, đánh mất chính khả năng tìm tòi khám phá từng là thế mạnh. Sự hiểu biết về chính mình và thế giới xung quanh bị hạn chế dẫn đến những quyết định sai lầm trong cuộc sống.
Xem vào theo dõi thêm nhiều Video clip của tôi tại các kênh sau