Kế hoạch phát triển bản thân là gì?
Phát triển bản thân là quá trình bạn liên tục nỗ lực nhằm cải thiện về Tư duy, kiến thức, sức khỏe và phát triển các mối quan hệ chất lượng. Phát triển bản thân bằng cách đặt ra các mục tiêu và thời hạn hoàn thành, hoàn thành các thử thách sẽ nâng cao bản lĩnh, sự tự tin, hướng tới phiên bản tốt nhất mà bạn muốn đạt được.
Phát triển bản thân bao lâu thì hoàn thành?
Tôi xin lưu ý các bạn một điều: PTBT là một quá trình không có điểm dừng, không có bao xa thì tới, bao lâu thì xong. Khi bạn tiến bộ, hưởng được trái ngọt của PTBT, bạn sẽ không muốn ngừng lại, sẽ liên tục đặt ra các mục tiêu mới để hoàn thành.
Nỗ lực vươn tới ước mơ, thúc đẩy phát triển cá nhân đem lại sự sự hạnh phúc, giàu có, thành công cho chính bản thân. Thậm chí bạn có thể trở thành người tạo ảnh hưởng, truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ.
Lập Kế hoạch phát triển bản thân
Trong mọi bản kế hoạch bạn viết ra trong cuộc đời, thì kế hoạch phát triển bản thân là quan trọng nhất. Bởi nó quyết định việc bạn có đạt được mục tiêu, phát triển đc kỹ năng hay không.
1. Đánh giá bản thân:
Trước tiên bạn phải hiểu rõ được chính mình, bao gồm các điểm mạnh và điểm yếu để lựa chọn những giá trị cần tập trung phát triển. Ví dụ: Khảo sát tính cách hướng nội, hướng ngoại. Trắc nghiệm MSTI, xem thần số học…
Tôi khuyên các bạn không nên chỉ nghĩ, hãy viết ra những điểm mạnh điểm yếu của bạn sang 2 cột. Đánh mũi tên từng điểm mạnh này thì phù hợp với hướng phát triển nào?
Ví dụ bạn có hình thể đẹp, hãy lựa chọn thử việc dạy Yoga Gym online, review các mỹ phẩm để trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội về mảng chăm sóc làm đẹp.
Nếu điểm yếu của chúng ta là ăn nói, thiên về nội tâm, suy nghĩ hãy lựa chọn các hướng phát triển mà không cần phải giao tiếp, quay tiếng hội thoại nhiều. Ví dụ viết lách, review nấu ăn, dạy công thức làm gì đó …
2. Xác định mục tiêu:
Sau khi xác định rõ điểm mạnh yếu, hãy xác định mục tiêu bạn muốn hướng tới. Bạn có 2 xu hướng: một là phát triển tiếp các ưu điểm, 2 là cải thiện các nhược điểm, tùy theo nhu cầu phát triển của chính mình.
Ví dụ bạn làm trong phòng bán hàng, nhu cầu giao tiếp nhiều, nhưng kỹ năng giao tiếp yếu. Vậy hãy lựa chọn phát triển kỹ năng giao tiếp làm mục tiêu.
Các mục tiêu càng cụ thể, càng đo lường được thì khả năng hoàn thành của bạn càng cao. hãy tham khảo cách xác định mục tiêu thông minh SMART như sau:
3. Lập Kế hoạch phát triển bản thân chi tiết
Xác định thời gian cho từng mục tiêu cụ thể, ai là đầu mối sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành mục tiêu này? Thời hạn hoàn thành là khi nào? Yếu tố nào đảm bảo bạn sẽ hoàn thành đúng tiến độ ?
Ví dụ: Mục tiêu của bạn là cải thiện sức khỏe, cụ thể là giảm được 5kg thừa cân, vậy chế độ khẩu phần ăn lượng kcal dự kiến giảm bao nhiêu? Các bài tập mỗi ngày đốt được bao nhiêu Kcal? Thời gian tập sắp xếp vào lúc nào? Công cụ nhắc nhở và đo lường là gì?
4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ cho kế hoạch phát triển bản thân
Hãy chi tiết hóa mỗi nhiệm vụ của bạn bằng công cụ kế hoạch MindMap. Bóc tách từng đầu việc, thời hạn hoàn thành và đồng bộ với điện thoại của bạn nhắc lịch thực hiện.
Đừng quên ứng dụng các công cụ nhắc nhở bạn cải thiện sức khỏe. Ví dụ như đồng hồ thông minh nhắc bạn ngồi lâu quá thì đứng dậy, nhắc bạn uống đủ 1.5L nước mỗi ngày.
Xin bạn đừng coi thường việc nhắc đứng dậy mỗi 45-60p, vì ngồi lâu chính là tiềm ẩn cho bệnh thoái hóa cột sống, máu lên não chậm và ung thư đại tràng. Hầu hết dân văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh này.
5. Đo lường kế hoạch phát triển bản thân
Một kế hoạch tốt phải có biện pháp đo lường (định lượng) để kiểm soát. Như đã ví dụ trên, bạn muốn cải thiện sức khỏe qua việc giảm cân, vậy cụ thể phải đưa ra mục tiêu giảm bao nhiêu cân, từ đó cân đo hàng ngày để giám sát.
Nếu mục tiêu của bạn là phát triển quan hệ với những người quan trọng, thì kế hoạch tiếp cận là gì? Bao lâu thì bạn có thể mời họ đi ăn để tiếp cận. Số lượng mối quan hệ bạn cần xây dựng là bao nhiêu, kỳ vọng đem lại điều gì cho bạn?
Nếu một kế hoạch phát triển bản thân không có biện pháp đo lường, hoặc cách tính toán quá chung chung, ví dụ như tôi sẽ giàu trước năm 30 tuổi, sẽ là một kế hoạch không có giá trị.
Một lần nữa tôi khuyến khích bạn xem lại phương pháp xác lập mục tiêu và đo lường mục tiêu SMART như đã nêu ở phần 2. Hãy tránh việc đo lường định tính (đúng /sai. thành/bại), phải cụ thể hóa bằng số liệu.
6. Điều chỉnh kế hoạch phát triển bản thân
Trong quá trình thực hiện, thông qua các biện pháp đo lường định lượng, nếu thấy mục tiêu không khả thi, hãy điều chỉnh lại sao cho phù hợp với khả năng của bạn.
Đây không phải là việc xấu hay quá tồi tệ như các bạn nghĩ, thực tế việc này diễn ra khá thường xuyên trong cuộc sống. Hãy chia nhỏ các nấc mục tiêu để bạn có thể hoàn thành dần theo tiến độ.
Ví dụ bạn target vào mục tiêu 800 điểm TOEIC, nhưng thi đầu vào mới chỉ được 300, vậy hãy đặt ra các nấc mục tiêu 500, 700 rồi lên 800 trong những khoảng thời gian nhất định.
7. Đánh giá kế hoạch phát triển bản thân
Việc quan trọng nhất của kế hoạch là ngồi lại, viết ra đánh giá việc hoàn thành mục tiêu và hoạch định bản kế hoạch sắp tới phải điều chỉnh những gì.
Chúng ta nên hạn chế đánh giá người khác, nhưng lại nên tăng cường đánh giá chính bản thân mình, hãy viết ra những việc, mục tiêu bạn đã làm tốt và cả những mục tiêu bạn thất bại kèm theo lý do.
Duy trì tính Kỷ luật tự giác
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển bản thân, kỷ luật tự giác là điều bắt buộc bạn phải có để đảm bảo các mục tiêu được hoàn thành đúng tiến độ.
Một đội bóng muốn đi đến trận chung kết giành cúp vô địch, đội bóng đó phải tuân thủ tất cả các kỷ luật về kỹ thuật, chiến thuật, con người…
Điều gì duy trì kế hoạch phát triển bản thân ?
Bạn có một tinh thần ham học hỏi, không sợ thất bại, không ngừng tìm kiếm cơ hội mới để phát triển bản thân. Tinh thần này ứng với Tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) giúp bạn luôn thành đạt trong cuộc sống.
Tôi sẽ bật mí cho bạn: Điểm khác biệt giữa lãnh đạo và người làm thuê, đó chính là Tư duy tăng trưởng.
Tổng kết
Có thể nói Kế hoạch phát triển bản thân cực kỳ quan trọng khi bạn muốn tiến tới các giá trị trong cuộc sống. Rất nhiều người khi về sườn dốc sự nghiệp hoặc nằm trên giường bệnh đã ao ước giá như mình chịu khó phát triển bản thân sớm hơn.
Phát triển bản thân đem lại cho bạn hầu hết những giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời, hướng bạn tới phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Cuộc sống muôn màu chúc các bạn thành công
10 Nguyên tắc giúp bạn hoàn thành kế hoạch phát triển bản thân
https://csmm.vn/nguyen-tac-song-bi-quyet-giup-ban-hoan-thanh-ke-hoach-phat-trien-ban-than/