Sự thích nghi csmm
Lượt xem: 6

Mình chứng kiến rất nhiều người quyết định mua sách chỉ vì cái bìa có dòng chữ “Đã bán vài triệu cuốn” hoặc “Best Seller …” nhưng về lại không đọc, hoặc không thể hoàn thành.

Cái giá để bạn bỏ ra mua cuốn sách bao giờ cũng rẻ hơn cái giá mà bạn phải trả khi không đọc nó”

Rim John
Diễn giả

Lý giải hiện tượng trên, phần quyết định chúng ta gọi hội chúng FOMO (sợ bị bỏ lỡ), phần không thể đọc sách hết chúng ta gọi là Hội chứng Nỗ lực ảo.

Hội chứng FOMO là gì? (Fear of Missing Out)

Kỹ năng sinh tồn trong thành phố

là cảm giác lo sợ khi bạn bị bỏ lỡ điều gì đó. Hội chứng này càng phổ biến trong thời đại công nghệ, khi con người có xu hướng quan tâm tới những người khác đang làm gì.

Vài triệu cuốn sách đã bán là dòng tittle các nhà xuất bản đánh vào tâm lý Fomo của bạn. Nhiều triệu người đã biết, còn bạn thì chưa!

Có tới 40-60% số người quyết định mua một cuốn sách chỉ vì cái bìa. Con số này cao tới 70% nếu mua qua sàn thương mại điện tử nếu sản phẩm có lượt mua ảo hàng chục nghìn đơn hàng đã bán và hàng ngàn lượt bình chọn 5 sao.

Nỗ lực ảo là gì? (Pseudo-Work Syndrome)

xây dựng lòng tự tin tự trọng

là những nỗ lực mới chỉ dừng ở mức tạo cảm giác an toàn cho tâm lý nhưng hiệu quả thực chất thì chưa.

Nó là hành động thường đi liền sau FOMO khởi phát. Bạn lo sợ người khác đọc sách, còn bạn thì chưa nên ra quyết định mua. Nhưng việc hoàn thành thì lại bỏ ngỏ.

Nỗ lực ảo trong thời đại công nghệ

Ngay cả khi bạn ngồi nhà, nỗ lực ảo vẫn xuất hiện khi sử dụng quá nhiều mạng xã hội, các nền tảng video ngắn.

Tâm lý bất an xuất hiện, khi người khác có còn mình thì chưa.

Ví dụ 1: như Bitcoin lên tới 90 ngàn usd 1 coin. Nghe xong tin bạn lập tức đi tìm hiểu nó là gì, giá khởi điểm vài đồng và dậm chân lúc đó mình đang làm cái gì mà giờ lại không mua.

Ví dụ 2: khi xem video, ta có xu hướng bỏ qua những clip ít tương tác, thậm chí nhiều comment, bạn còn muốn ấn vào xem những người khác nghĩ gì, viết gì.

Ví dụ 3: Trào lưu bán khóa học tràn ngập, nào là 10Terabye, hàng nghìn khóa miễn phí, hàng trăm người đã mua, giá chỉ 300 ngàn sở hữu trọn đời. Bạn ấn mua, nhưng bản chất thì tới Tết vẫn chưa hoàn thành xong một khóa.

Biểu hiện của Nỗ lực ảo

  • Bạn quá tập trung vào hình thức, bị cuốn vào những chiêu trò thao túng tâm lý.
  • Sống ảo! Có khi việc mua sác về, chụp một tấm ở quán cà phê rồi đăng lên FB lại quan trọng hơn việc đọc nó.
  • Thiếu đi mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Đọc cuốn sách đó để làm gì, đọc mỗi ngày bao lâu, khi nào thì xong. Giống như phương pháp SMART mình đã đề cập.
  • Thói quen trì hoãn. Thường bị phân tán do thiếu kỹ năng quản lý thời gian, phân cấp mục tiêu.

Tôi đã đãi được vàng trong cát, khi một một cuốn sách chẳng ai quan tâm, chẳng có lượt mua cao. Tác giả lại là một anh nhạc sỹ chuyển sang viết văn tay ngang.

Làm thế nào loại bỏ hội chứng Nỗ lực ảo?

  • Tập trung vào hiệu quả thay vì hình thức. Bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể. Đọc xong để làm gì, có áp dụng được không? Ít nhất bạn phải viết ra được trải nghiệm và chia sẻ cùng người khác đánh giá.
  • Đánh giá kỹ nhu cầu thật sự, tương ứng với quỹ thời gian bạn có thể phân bổ. Một cuốn sách 300 trang với tốc độ đọc 10 trang mỗi ngày bạn cần tới cả tháng mới xong, ấy là trong điều kiện đọc iên tục.
  • Duy trì phần thưởng, đóng vai trò quan trọng để hình thành thói quen đọc sách. Cố gắng tổng hợp ra những câu nói đắt giá ghi chép lại và chia sẻ.
  • Đừng ngại công bố nhiệm vụ của mình cho bạn bè. Cũng đừng ngại việc nói ra thất bại khi không thể hoàn thành. Nó giúp bạn sống thật hơn, bớt ảo đi và sống thật với chính mình.

Chúc các bạn thành công và đừng quên follow mình để cập nhật các bài viết mới.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *