Lần cuối cùng bạn thay đổi bản thân là khi nào? Thời điểm bạn thay đổi suy nghĩ và tạo ra hành động cụ thể gần nhất.
Hãy hồi tưởng lại, điều gì tạo ra sự thay đổi đó? Hầu hết chúng ta chỉ chịu thay đổi khi gặp phải nỗi đau về thể chất, về tinh thần, hoặc một bài học đắt giá về tổn thất tài sản.
(Nguyên nhân giải thích do não bộ con người ở phần cuối)
Sự thật không làm con người thay đổi suy nghĩ
Đó là nghiên cứu của nhiều trung tâm Tâm lý học trên thế giới. Thứ khiến bạn ra quyết định hành động không phải tính đúng đắn logic, mà là cảm xúc trong ký ức được não bạn hồi tưởng ra.
Ví dụ: Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng chúng ta vẫn cứ hút. Bởi hoạt chất nicotine đem lại sự hưng phấn, giải phóng hooc mone Dopamine trong não, làm bạn thư thái thoải mái.
Xu hướng lựa chọn của Não bộ
Nó luôn luôn lựa chọn theo chiều hướng giàu cảm xúc nhất. Hệ thống Limbic bao gồm Hồi hải mã và Hạt Hạnh nhân kiểm soát điều đó.
Ví dụ tàn nhẫn nhất: Vì máu mê cờ bạc, bố mẹ của A phải bán căn nhà đi trả nợ. Đùng một cái bà mẹ bị chuẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. Sự ra đi trong đau đớn vì thiếu thốn kinh tế của bà mẹ đã khiến A thức tỉnh. Anh ta từ bỏ cờ bạc, tập trung làm ăn và chăm sóc người bố quãng đời còn lại.
Hãy thay đổi suy nghĩ khi nói về sự thật
Ăn cá rất tốt, nó có lợi cho trí não!
Bà mẹ nói ra rả bên tai cậu con trai 6 tuổi, nhưng nó vẫn nhất định không chịu ăn, đơn giản vì mùi tanh.
Không chỉ đứa bé 6 tuổi, ngay cả người đàn ông già tới 60 tuổi cũng không quan tâm đến sự thật.
Đơn giản vì nó không tạo ra cảm xúc, không tạo ra rung động lên Não bộ.
Và vì thế nó không hề khiến con người phải ra một quyết định thay đổi nào cả.
Như đã nói ở trên, Não bộ luôn luôn ưa thích làm ra các hành động khiến bạn tạo ra cảm giác vui vẻ, hưng phấn, giàu trải nghiệm.
Đó là một cuộc chiến mà phần thắng thường nghiêng về Hệ Limbic nhỏ bé, phần thua cuộc thường là Vỏ não rộng lớn (quản lý logic, lý trí, kế hoạch, mục tiêu …)
Hãy nói về nỗi đau, sự sợ hãi
“Con sẽ học dốt nhất lớp trở nên đần độn hơn nếu không ăn cá.”
Bà mẹ thay đổi cách nói, đứa trẻ bắt đầu sợ sệt và lo lắng. Thậm chí nếu bà ta vẽ ra viễn cảnh người bệnh Parkison, suy giảm hành động và trí nhớ. Đứa trẻ thậm chí còn ăn nhiều cá hơn mức bình thường.
Hãy nói về nỗi đau và sự sợ hãi nếu bạn muốn thay đổi suy nghĩ của một người khác!
Với con trẻ hãy nói đến sự ngu dốt vs thông minh
Với người mới đi làm, hãy nói đến sự thành công hoặc thất bại
Với phụ nữ hãy nói về ngoại hình xấu đẹp, gầy béo
Với người già hãy nói về sức khỏe tuổi thọ, bệnh tật, cái chết.
Tất cả những thứ đó tạo ra cảm xúc rất mạnh trên não bộ, khiến Hạt hạnh nhân điều chỉnh và ghi nhớ thông tin tốt hơn so với cách thông thường.
CSMM chúc bạn thành công!
Hãy chia sẻ nếu bạn cảm thấy có ích lên FB nhé.