Tư duy cố định và tư duy phát triển
Lượt xem: 5

I. Tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) là gì ?

Tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) là một cách suy nghĩ cho rằng khả của bản thân là không giới hạn, có thể phát triển lên nhờ học hỏi mỗi ngày. Điều này trái ngược với người có tuy duy cố định (Fixed Mindset) khi họ cho rằng họ chỉ giỏi ở một lĩnh vực nhất định, khả năng bị giới hạn.

Người có tư duy tăng trưởng luôn tin vào bản thân, họ cho rằng có thể phát triển thông qua quá trình cố gắng và học hỏi. Nếu mắc phải sai lầm, họ sẽ tìm hiểu nguyên nhân đưa ra giải pháp khắc phục. Người có tư duy cố định khi gặp thất bại sẽ nản lòng và cho rằng khả năng mình bị giới hạn và không phù hợp với lĩnh vực này.

So sánh chi tiết người có tư duy tăng trưởng và người có tư duy cố định

II. Đặc điểm người có tư duy tăng trưởng

1. Họ tin tưởng vào sức mạnh của mình sẽ thăng tiến thông qua con đường học hỏi.

Không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực, những người này tin rằng họ sẽ thành công ở cách lĩnh vực khác, chỉ cần họ cố gắng học tập rèn luyện.

Nhiều người là chuyên gia đầu nghành nghiên cứu sâu về một lĩnh vực. Nhưng khi khởi nghiệp mở công ty, họ chuyển sang quản trị Doanh nghiệp, một môi trường đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mới. Họ cần phải nhanh chóng học hỏi để vận hành tổ chức.

Steve Jobs, Mark Zuckerberg đều là sinh viên CNTT rời bỏ trường đại học Hardvard để khởi nghiệp. Trong quá trình đó họ nỗ lực tự học tập các kiến thức về quản trị chiến lược, nhân sự, quản trị vốn, rủi ro …

2. Họ chấp nhận thất bại

Với người có tư duy cố định, nếu gặp thất bại họ sẽ nhanh chóng nản lòng và rời bỏ sang lĩnh vực khác, từ đó hạn chế lại phạm vi hoạt động của mình.

Còn người tư duy tăng trưởng lại suy nghĩ thất bại chỉ là một trong những kết quả dẫn đến thành công. Nếu không được thì họ sẽ làm lại, làm cho tới khi nào đạt được kết quả kỳ vọng. Vì thế họ đón nhận thất bại một cách nhẹ nhàng, học cách chấp nhận nó, thậm chí còn ghi chép số liệu, coi nó như một dữ kiện.

Ví dụ về nhà vật lý học kỳ tài Thomas Edison, người có ảnh hướng lớn trong thế kỷ 20, cho dù không đến trường học nhưng đã phát minh ra tới 1093 bằng sáng chế. Bị nặng tai bẩm sinh, ông bỏ qua các bài học lý thuyết sáo rỗng, tập trung vào mầy mò thử nghiệm nghiên cứu lên tới hàng ngàn lần.

Ông là người đầu tiên phát minh ra chiếc máy quay đĩa hát và rất nhiều phát minh hữu ích làm nên tên tuổi. Thậm chí Edison còn mua lại các phát minh và cải tiến nó lên tầm cao mới, ví dụ bóng đèn điện.

3. Họ rất tự tin

Họ luôn tin vào bản thân và khả năng của mình, sẵn sàng đương đầu thử thách. Tố chất này giúp người có tư duy tăng trưởng luôn luôn có động lực phấn đấu. Nếu bạn hay dao động, hoài nghi về khả năng thành công thì sẽ rất khó tạo ra niềm tin cho cả một doanh nghiệp đi theo. Vì thế tất cả những người lãnh đạo điều hành cấp cao đều phải có phong thái tự tin và quyết đoán.

4. Họ luôn tập trung vào mục tiêu đã đặt ra

Thời gian và sức lực con người có giới hạn, hiểu được điều này nên họ luôn tập trung vào mục tiêu mình cần phải hoàn thành. Nếu bạn xao nhãng hoặc buông lơi dù chỉ một lần, sẽ tạo ra thói quen không tốt cho lần sau.

Đây chính là nguyên lý Cửa sổ vỡ Breaking Window: Một khung cửa sổ có nhiều ô kính, nếu còn nguyên vẹn thì tất cả mọi người sẽ có ý thức duy trì nó, không ai muốn nhận sự xấu hổ khi là người đầu tiên ném vỡ. Nhưng cũng khung cửa đó, nếu có 1 ô bị ném, thì sớm muộn gì các ô còn lại sẽ vỡ hết.

Trong công việc cũng vậy, nếu bạn đi làm muộn dù chỉ 1 lần, thì những lần sau bạn sẽ lại có cớ để lặp lại việc này. Lý do tự bào chữa :”Dù gì thì đằng nào chả muộn, hơn nữa đây cũng không phải là lần đầu”.

5. Họ tự nhận trách nhiệm

Coi thất bại chỉ là 1 trong các kết quả, nên họ có tinh thần trách nhiệm rất cao. Luôn đứng ra nhận lỗi và trực tiếp tìm cách khắc phục nó.

Việc này giúp họ rút ra nhiều bài học có giá trị hơn những người luôn tìm cách chối bỏ trách nhiệm. Qua đó họ dễ gây dựng được niềm tin từ người khác. Chịu trách nhiệm suy cho cùng, là một trong những tố chất phải có của những người lãnh đạo dám làm dám chịu.

6. Họ quan tâm đến sự phát triển của người khác

Đây cũng là yếu tố khiến những người lao động muốn gắn bó với người làm chủ công ty luôn có sự quan tâm đến nhân viên. Không chỉ về mặt lương thưởng, mà còn cả về tháp chuyên môn nhân sự. Trong lĩnh vực quản trị nhân sự (HR: Human Resource) gọi là Career Path (con đường phát triển sự nghiệp).

Vị trí luôn đòi hỏi năng lực tương xứng, nhưng làm thế nào để giúp đỡ những người mới sau vài năm có thể phát triển đến vị trí lãnh đạo? Đây là nhiệm vụ của những người quản lý cấp cao phải làm, phải xây dựng nên con đường lộ trình cho phát triển nhân sự.

Người có tư duy tăng trưởng sẽ không ngồi bó tay chờ công ty bị giới hạn, họ sẽ luôn tìm các bành trướng mở rộng phạm vi, nghĩ ra các mục tiêu cần chinh phục. Vì thế số lượng người tài giỏi càng phải cần nhiều, bắt buộc phải có lộ trình nhân sự đáp ứng phù hợp tốc độ phát triển của công ty.

III. Người có tư duy tăng trưởng có thành công trong cuộc sống không?

Chắc chắn người có tư duy tăng trưởng sẽ thành công, thậm chí là thành công rực rỡ. Ít nhất họ sẽ vươn lên tới quản lý cấp trung như trưởng phòng, phó giám đốc. Nếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, họ sẽ trở thành những chuyên gia đầu ngành lĩnh vực mình đam mê.

Tuy nhiên để phát triển mạnh mẽ, người có tư tăng trưởng cũng phải bổ sung các kỹ năng giao tiếp, phát triển bản thân, cân bằng cuộc sống, rèn luyện sức khỏe. Nhưng với tư duy ham học hỏi, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp.

IV. Làm thế nào để trẻ em có tư duy tăng trưởng ?

Rõ ràng càng có tư duy tăng trưởng sớm thì khả năng thành công càng sớm. Một đứa bé có tư duy này luôn luôn tìm tòi khám phá những điều mới mẻ, học cách giải quyết vấn đề và chủ động sáng tạo hơn. Có một số biện pháp có thể giúp trẻ em phát triển tư duy tăng trưởng:

  1. Hướng dẫn trẻ học hỏi: Giúp trẻ học hỏi từ những thất bại và hoàn thành các nhiệm vụ mới mỗi khi họ cảm thấy sẵn sàng.
  2. Xây dựng tự tin: Giúp trẻ tự tin trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình bằng cách chấp nhận và khen ngợi hoạt động tích cực của họ.
  3. Gắn kết với mục tiêu: Hướng dẫn trẻ tìm kiếm và xác định mục tiêu của cuộc đời của họ và hướng dẫn họ theo đuổi những mục tiêu đó.
  4. Chấp nhận thất bại: Hướng dẫn trẻ chấp nhận thất bại là một phần thiết yếu của quá trình học hỏi và giúp họ tìm ra cách hoàn thiện mình.
  5. Tạo môi trường học tập: Tạo môi trường cho phép trẻ học hỏi và phát triển tư duy một cách tự nhiên.

Người có tư duy tăng trưởng thích hợp với ngành nghề nào ?

Tư duy tăng trưởng không ràng buộc với bất kỳ ngành nghề nào cụ thể, nhưng nó có thể giúp cho người ta có thể dễ dàng học hỏi và thích nghi với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó còn có thể giúp con người có khả năng tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và tự tin, điều này có thể giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, kỹ nghệ, công nghệ, dịch vụ, v.v.

Người có tư duy tăng trưởng rất có ích cho xã hội

Có thể nói rằng, người có tư duy tăng trưởng có thể là người có ích cho xã hội vì họ có thể sáng tạo, tìm kiếm giải pháp và học hỏi một cách linh hoạt. Họ cũng có khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, giúp họ làm việc với những người khác một cách hiệu quả. Tất nhiên, tình trạng của mỗi người là riêng và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tổng thể, tư duy tăng trưởng có thể giúp người ta trở thành những người có ích cho xã hội.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *