Sự tử tế
Lượt xem: 3

Có bao giờ bạn tự hỏi, người bạn đang đối diện có phải là người tử tế hay không? Làm thế nào để nhận ra? Nếu nhận ra rồi thì nên đánh giá, nhận xét thế nào về người (không) tử tể như thế nào cho phù hợp? Liệu một xã hội có tỷ lệ số người tử tế cao hơn một xã hội khác thì xã hội đó có được cho là văn minh hơn không ?

Sự tử tế sinh ra từ đâu ? Vì sao mà có ?

Nhân chi sơ tính bản thiện, con người sinh ra như tờ giấy trắng không vết mực, không có tâm ác làm hại người, ấy là thiện. Nhưng để lớn lên, sống có lòng tử tế, bao dung, giúp đỡ người khác thì những đứa bé đó phải học từ những tấm gương.

Đó là những người xung quanh đã ảnh hưởng tới đứa trẻ, chúng có xu hướng bắt chước theo hành vi của người lớn. Một đứa trẻ hiếu động, ngỗ nghịch và một đứa trẻ chăm chỉ học giỏi đều có xác suất trở thành người tử tế là như nhau. Nghĩa là 50 – 50.

Ông bà, bố mẹ là người tử tế thì con cái cũng sẽ đa phần như vậy. Thầy cô giáo là người tử tế, dạy trò những điều hay lẽ phải, thì học sinh khi ra đời sẽ có xác suất cao hơn để trở thành người tử tế.

Người ở sống ở vùng giàu có sẽ tử tế hơn ?

Theo phân bố địa cầu, những vùng phương bắc lạnh giá, đói rét, khó trồng trọt canh tác, còn người nghèo khổ, ích kỷ và hung hãn hơn. Còn phương nam, nơi có khí hậu nhiệt đới, ôn hòa, đất đai phì nhiêu, con người giàu có và tính cách thoải mái, cởi mở hơn. Những vùng đồng bằng, duyên hải ven biển dễ kiếm sống, của cải dư thừa, nên họ sẵn sàng cho đi làm thiện nguyện.

Bởi vậy những cuộc xâm lăng hoặc nội chiến trên toàn cầu, hầu hết là từ phương bắc đánh xuống phương nam, hiếm khi ngược lại. Khí hậu cũng quyết định rất nhiều đến tính cách, ở vùng ôn đới, con người có tâm tính nhẹ nhàng, ôn hòa hơn các vùng rét lạnh hoặc nóng như chảo lửa tại sa mạc.

Theo quá trình phát triển đô thị hóa, việc tập trung quá nhiều dân cư vào những thành phố trung tâm, giàu nghèo phân hóa. Tuy nhiên không phải cứ giàu có thì sẽ có lòng tử tế. Như đã nói ở trên, tử tế đến từ sự học tập những tấm gương xung quanh mình, bất luận giàu nghèo.

Sự tử tế và lòng trắc ẩn khác nhau thế nào?

Cả hai đều xuất phát từ nội tâm, từ học tập những tấm gương. Nhưng lòng trắc ẩn mới chỉ sự đồng cảm, thương xót của bạn trước những hoàn cảnh bất hạnh. Còn sự tử tế đã bao gồm cả hành động thể hiện ra bên ngoài khi thực hiện giúp đỡ người khác. Hãy lưu ý phân biệt rõ hai khái niệm, đặc biệt lúc các bạn xem các bộ phim Hàn Quốc mà thấy xúc động rơi nước mắt. Thì đó là lòng trắc ẩn, không nên ngộ nhận mình là người tử tế.

Người hướng nội thường sống tử tế hơn hướng ngoại ?

Đây là quan niệm sai lầm. Người hướng nội sống chậm, quan sát kỹ và cân nhắc kỹ khi nói khi làm. Họ dễ sinh lòng trắc ẩn nhưng không có cơ sở để kết luận rằng họ sống có sự tử tế hơn người hướng ngoại. Ngược lại, người hướng ngoại hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, họ dễ gặp và tiếp xúc những người có hành động tử tế. Từ đó họ dễ học tập và làm theo hơn là người sống khép mình, ít giao tiếp với xã hội.

Sống tử tế thì có lợi gì ?

Câu hỏi này rất nhiều người thắc mắc trước khi chuyển đổi trạng thái sống bình thường (hoặc sống ác) sang sống tử tế. Bạn hãy hình dung một cốc nước, nó chỉ tràn nước ra khi đã đầy. Sống tử tế là hành động giúp đỡ người khác, làm thiện nguyện, cho đi một phần. Khi chứng kiến sự vui mừng, lòng biết ơn của người được giúp đỡ, bạn thấy thanh thản, thư thái, hạnh phúc. Từ đó cân bằng được cuộc sống.

Ngay cả khi cốc nước chưa đầy, vẫn có thể cho đi. Đừng chờ tới lúc giàu có mới làm việc thiện. Đơn giản là sự chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, những lời khuyên bổ ích cũng có giá trị như vàng ngọc châu báu.

Sống tử tế có giá trị vô hình rất to lớn, dù không cố ý, nhưng bạn vô tình trở thành tấm gương cho con cháu học tập. Nhân quả ứng nghiệm, khi bạn gieo xuống những thiện lành, con cháu nối tiếp, nhận được kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Kẻ sống ích kỷ, nhiều truy cầu, tham vọng… cho đến lúc chết vẫn trăn trở, uất hận không yên vì dục vọng chưa được thỏa mãn. Vì thế khó thanh thảnh và siêu thoát.

Xã hội tuyên dương, coi trọng người tử tế ?

Sống tử tế là lối sống có hành động thiện lành đến từ nội tâm, trước hết giúp cho bản thân được thanh thản. Nhưng nếu cho đi với mong muốn để nhận lại sự ngưỡng mộ, danh vọng thì hành vi sống tử tế sẽ được cho là có động cơ trục lợi. Rất khó để phân biệt người sống tử tế để trục lợi nếu không quan sát trong thời gian dài. Ví dụ như trường hợp Lý Lệ Quyên ở Hà Bắc – Trung Quốc.

(Nhà tình thương được xây mới vào năm 2017. Ảnh: Toutiao )

Tử tế trong phạm vi khả năng cho phép

Trong phần lớn tình huống, con người sẽ giúp đỡ người khác nếu nằm trong khả năng của họ. Một vị tỷ phú tài sản trên trăm tỷ, ông ta làm từ thiện 1-2 tỷ là chuyện rất bình thường. Nhưng trong hoàn cảnh sinh tồn, ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và gia đình, con người sẽ chọn cách an toàn, thậm chì là bàng quan mặc kệ. Người xưa có câu :”Giúp người thì thiệt thân” chính là ví dụ trong những hoàn cảnh va chạm, xô xát là vậy.

Thước đo của sự tử tế như thế nào?

Không nằm ở suy nghĩ mà hành động. Càng làm nhiều việc tốt cho cộng đồng, càng tăng giá trị cho bản thân và được xã hội ngưỡng vọng. Người có lòng, cho dù làm 1 việc hay 1000 việc tốt đều được ghi nhận. Nhưng kẻ đạo đức giả, làm để lấy danh tiếng, cho dù làm 1000 việc tốt nhưng cho dù chỉ 1 việc xấu cũng làm hình tượng sụp đổ.

Có một số tiêu chí như sau:

  • Động cơ làm thiện nguyện là trong sáng không cần người phải mặc nợ nhớ ơn
  • Họ làm định kỳ thường xuyên nhưng tuyệt nhiên không rêu rao hô hào.
  • Trong trường hợp kêu gọi sự ủng hộ, họ thường ủy quyền cho 1 công ty độc lập làm kiểm toán để đối soát thu chi.

Bản quyền: CSMM (Sao chép, đăng lại vui lòng ghi rõ nguồn CSMM).

Tiktok: CSMM.VN

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *