vì sao bạn luôn thất bại
Lượt xem: 0

Vì sao chúng ta luôn thất bại, không thành công, cho dù đã cố gắng rất nhiều? Khảo sát dưới đây có thể làm bạn hiểu thêm và nắm bắt được điểm then chốt.

Tôi có thống kê một tập nhỏ về 2 nhóm người:

1. Những người thành công sau 10 năm – 20 năm ra trường đại học.
2. Những người luôn thất bại, cho tới giờ vẫn chưa thành công.

Và sau đây là những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa 2 nhóm người này:

1. Luôn thất bại vì chờ đợi mọi thứ hoàn hảo

Sự hoàn hảo

Đó là điểm mấu chốt đầu tiên của nhóm người luôn thất bại. Vì họ luôn trì hoãn để đợi thời cơ “chín muồi”, cần mọi thứ phải rõ ràng, hoàn hảo và đầy đủ thông tin.

Thời điểm đi học, nhóm 2 này luôn đạt điểm số cao, họ có xu hướng lựa chọn nhữ ng thứ an toàn, nhìn được xu thế tương lai. Và quan trọng nhất: Đã ai làm chưa? Có thành công không? Doanh thu bao nhiêu?

Ngược lại nhóm 1 luôn mạo hiểm, không chờ đợi, không trì hoãn. Có thể nói rằng họ mạo hiểm, thậm chí bỏ cả học đại học. Tôi không nói những người như Mark Facebook hay Steve Jobs Apple. Tôi nói những người bỏ học đại học ở Việt Nam, thời điểm 15 năm trước, họ còn chẳng biết Mark là ai.

Tỷ lệ thành công lớn luôn dành cho bạn với 2 điều kiện. Cần: Bạn là người tiên phong làm. Đủ: Sản phẩm dịch vụ bạn làm ra phải đáp ứng được cho cho nhu cầu của một tập khách hàng cụ thể.

Càng cụ thể càng tốt! Đó chính là “khu vực khai thác của bạn”.

2. Luôn thất bại vì thiếu niềm tin vào bản thân

Kỹ năng sinh tồn trong thành phố

Tôi hay ví von nhóm số 2 (luôn thất bại) là nhóm phi công. Vì mỗi lần hạ cánh máy bay, họ đều phải chờ đèn chỉ dẫn sân bay sáng lên. Khi lệnh từ đài điều khiển đưa ra, họ mới thao tác hạ cánh.

Câu chuyện gì nếu hệ thống này bị lỗi? Đứng trước nguy cơ sinh tồn, những người phi công này phải ra quyết định: Hạ cánh bất chấp vì xăng hết, vì tính mạng bản thân, vì tính mạng hành khách.

Trong kinh doanh cũng vậy, tất cả đang ngồi chờ những cái đèn chỉ dẫn của đời mình sáng lên rồi mới hạ cánh cất cánh cho những ước mơ.

Nhưng nhóm 1 lại khác. Họ làm vì đam mê, chứng tỏ khát vọng bản thân. Cũng không ít người trong số họ làm vì đã bị dồn tới chân tường rồi. Họ làm đến cùng, cho dù ngày mai có thế nào!

Trong tất cả những người đi lên từ tay trắng, tài sản trên 100 tỷ ở Việt Nam tôi biết, thứ họ mạnh nhất không phải là kỹ thuật hay trình độ. Mà là niềm tin vào bản thân.

Nếu không khảo sát tìm hiểu kỹ, bạn sẽ dễ cho rằng nhóm 1 chỉ là số ít người may mắn!

3. Luôn thất bại vì mục đích chỉ vì tiền

Thực tế luôn trần trụi, tất cả chúng ta làm vì tiền, vì lợi nhuận. Tới mức lợi nhuận càng cao càng tốt. Từ đó nảy sinh ra tâm lý lựa chọn con đường dễ thành công, dễ kiếm lời hơn.

Thậm chí táng tận tới mức bất chấp sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng, để tối đa hóa lợi nhuận.

Sự thực nhóm 1 thành công, hầu hết họ không nghĩ tới cái họ kiếm được sẽ ra bao nhiêu tiền. 20 năm trước, nền kinh tế chưa phát triển, một vài kỹ sư Bách Khoa đã ngồi viết phần mềm KitotViet quản lý bán hàng.

Ngày nay danh thu của họ từ 40-60 tỷ 1 tháng, quy mô nhân sự khoảng 700 người. Tôi tin chắc rằng thời điểm khởi nghiệp, bản thân họ cũng không biết sẽ có ngày hôm nay.

Tờ báo vnexpress, báo internet lớn nhất việt nam với 170 triệu lượt truy cập hàng tháng. Khởi điểm viết những dòng code ở 20 năm trước, những người kỹ sư của FPT cũng không tưởng tượng nổi nó phát triển thành công như hiện nay.

Tổng kết

Còn nhiều điều thú vị về 2 nhóm này, tôi sẽ viết thêm ở cuốn ebook sắp tới. Tôi chỉ hé lộ rằng, thành công với nhóm 1 không phải là may mắn. Thành công của họ nằm ở sự lựa chọn, và sự lựa chọn này là rất thông minh.

Xem thêm: 10 thói quen nhỏ thay đổi cả vận mệnh
Lòng tự tin, tài sản quý giá giúp bạn thành công

Kênh theo dõi Tiktok: CSMM
Kênh theo dõi Fb: Giá trị cuộc sống

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *