Muốn bay cùng đại bàng thì đừng chơi với lũ gà. Đại bàng là chúa tể bầu trời, biểu tượng của nước mỹ. Sau đây là 4 triết lý sống của đại bàng con người có thể học hỏi để áp dụng và thành công hơn.
Thứ 1. Kiến thức
Là sinh vật bao cao và xa nhất, nhưng đại bàng đầu trắng chỉ sống giới hạn trong khu vực của mình.
Lãnh địa ưa thích của chúng là thảo nguyên bao la, vùng núi cao biển rộng có nguồn thức ăn trù phú. Trong địa bàn của mình, đại bàng luôn biết phải làm gì để phát huy thế mạnh. Bản năng và kinh nghiệm dạy cho chúng rằng, nếu vượt ra khỏi phạm vi đó, chúng có thể sẽ chết. Qua điểm này, tôi liên tưởng đến câu nói, cơm của người này có thể là thuốc độc cho kẻ khác. Hãy biết mình biết người, hiểu rõ thế mạnh của bản thân, đừng thấy người ta mở nhà hàng, chơi chứng khoán kiếm được tiền thì đỏ mắt lao vào làm theo. Đừng đứng núi này trông núi nọ, hãy tìm ra điểm mạnh của mình để phát huy tối đa nhất có thể như đại bàng. Đó chính là phẩm chất, sự khác biệt hóa để thành công.
Thứ 2. Tầm nhìn
Đại bàng đầu trắng thường sống ở các vùng rất cao, để có tầm nhìn quan sát con mồi và tránh được các nguy hiểm từ xa. Tương tự trong cuộc sống, chúng ta phải có được tầm nhìn xa trông rộng. Biết được cái nào là trọng tâm cốt lõi lâu dài, cái nào là cái lợi nhỏ vụn vặt trước mắt. Có tinh tường mới tránh được hiểm nguy, phân biệt được người tốt kẻ xấu.
Thứ 3. Tự lượng sức mình
Được trời phú cho sải cánh rộng tới hơn 2 mét, móng vuốt và mỏ cứng cáp sắc nhọn. Nhưng đại bàng không bao giờ tham lam, chúng sẽ khóa chặt con mồi từ xa, phù hợp với sức mình và lên quyết tâm bắt bằng được. Đây là bài học quý báu chúng ta cần học hỏi, chọn mục tiêu phù hợp, đã ra tay là phải quyết thắng. Tránh ảo tưởng sức mạnh bản thân, tham lam ôm đồm nhiều mục tiêu, để rồi cuối cùng không giành được gì. Quý nhất ở chỗ hiểu được bản thân, biết được thế mạnh, điều khiển được mình. Theo thời gian, tuổi tác tăng lên, sức khỏe giảm sút, chúng ta càng phải tích lũy được kinh nghiệm và tự điều chỉnh. Việc khó ngoài khả năng, biết là lao vào tường đá, khó thành công thì nên dừng. Đó không phải là nhu nhược mà là lý trí sáng suốt.
Thứ 4, thay đổi để tồn tại
Đại bàng có tuổi thọ lên tới trên 70 năm, nhưng thông thường chỉ 40 tuổi. Vì khi già, mỏ dài ra, bộ lông xơ hóa không thể bay cao săn mồi. Để sinh tồn kéo dài tuổi thọ, chúng phải trải qua hành trình lột xác đầy đau đớn kéo dài tới 150 ngày. Chúng bay lên chỗ cao nhất, an toàn nhất, tự đập mỏ vào vách đá để rụng đi. Khi mỏ mới sắc bén mọc dài ra, chúng tự mình nhổ các lông cũ bị xơ cứng để thay lông mới. Nếu thành công, đại bàng có thể sống huy hoàng tới 70 tuổi.
Con người cũng vậy, khi còn bé thơ được bố mẹ chăm lo bảo bọc, nhưng khi tới ngưỡng 30 trở đi, chúng ta phải gánh nhận trách nhiệm nhiều hơn. Phải đối diện với những thách thức mang tính quyết định thành bại cho cuộc đời sau này. Muốn sống thọ hơn phải tập luyện thể thao và từ bỏ các món yêu thích. Muốn thành công giàu có thì phải chăm chỉ tích lũy vốn và học hỏi cách đầu tư. Để khởi nghiệp thì phải làm thuê lấy kinh nghiệm, tích lũy vốn, xây dựng quan hệ và sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Cuối cùng, có câu nói tôi cảm thấy rất tâm đắc, đó là “muốn bay cùng đại bàng thì đừng chơi cùng với lũ gà”. Cuộc sống muôn màu chúc các bạn thành công!