Tư duy ngược là gì? Nhiều người nhầm lẫn với tư duy phản biện. Thực tế 2 khái niệm hoàn toàn khác, cùng Santa đi vào tìm hiểu nhé:
Tư duy ngược là gì? (Lateral Thinking)
Là phương pháp tập trung vào tìm sự khác biệt để đột phá khi cần giải quyết một vấn đề, thay vì đi theo lối mòn cũ.
Nhờ thay đổi suy nghĩ theo logic cũ, Lateral Thinking giúp chúng ta tăng tính tư duy sáng tạo và rất nhiều lợi ích khác nữa (Phần cuối)
Phân biệt Tư duy ngược và Tư duy phản biện
Tư duy phản biện, còn gọi là Critical Thinking, khác với Tư duy người ở mục đích, cách tiếp cận, phương pháp và cách ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể như sau:
Tiêu chí | Tư Duy Ngược (Lateral Thinking) | Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking) |
---|---|---|
Mục đích | Tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và đột phá. | Đánh giá và phân tích thông tin để xác định tính đúng đắn. |
Phương pháp | Sử dụng các kỹ thuật như thay đổi góc nhìn, đảo ngược vấn đề. | Sử dụng phân tích logic, lập luận chặt chẽ và kiểm tra bằng chứng. |
Cách tiếp cận | Khuyến khích sự tự do trong suy nghĩ, không giới hạn bởi quy tắc. | Có tính hệ thống, cấu trúc và dựa trên tiêu chuẩn rõ ràng. |
Kết quả | Tạo ra các giải pháp mới lạ và không ngờ tới. | Đưa ra đánh giá chính xác, khách quan và có cơ sở. |
Sử dụng khi nào | Khi cần các ý tưởng sáng tạo và giải pháp khác biệt. | Khi cần kiểm tra tính hợp lệ và tính logic của thông tin. |
Kỹ năng cần thiết | Tưởng tượng, đổi mới, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ. | Phân tích, suy luận, đánh giá dựa trên bằng chứng. |
Ví dụ ứng dụng | Tạo ra sản phẩm mới hoặc thay đổi cách tiếp cận thị trường. | Đánh giá nghiên cứu khoa học, phân tích thông tin kinh doanh. |
Điểm mạnh | Khả năng tạo ra các ý tưởng độc đáo và sáng tạo. | Khả năng đánh giá và xác minh tính chính xác của thông tin. |
Điểm yếu | Có thể thiếu tính logic và dễ bị xem là không thực tế. | Có thể hạn chế sự sáng tạo và dễ bị kẹt trong khuôn mẫu cũ. |
Điểm giống nhau của 2 phương pháp tư duy này ở chỗ: Nếu lạm dụng chúng, bạn sẽ gặp những hệ quả nhất định.
Ví dụ: Quá lạm dụng Tư duy ngược sẽ khiến bạn trở thành người mơ nói mộng, thiếu tính thực tế. Trong nhiều tính huống đặc biệt, phải tham khảo sự lựa chọn của đám đông.
Quá lạm dụng Tư duy phản biện khiến bạn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, dễ bị kìm hãm phát triển.
Tuy nhiên, nếu biết phát huy Tư duy ngược, bạn nhận được những điều sau:
6 Lợi ích của Tư duy ngược giúp bạn đột phá bay cao
1. Giải quyết được việc khó –> Phát triển
“Xe nhẹ đường quen” là để chỉ những công việc lặp đi lặp lại, đơn giản như đan rổ.
Nhưng trong làm ăn kinh doanh, luôn phát sinh các vấn đề, đều là việc khó, đỏi hỏi bạn phải có cách tiếp cận khác biệt.
Ví dụ: sản phẩm bán chạy nhất công ty bị làm giả. Không đơn giản chỉ đi báo công an, bạn cần nghiên cứu thay đổi mẫu mã, áp dụng biện pháp kỹ thuật tinh vi hơn để ngăn chặn.
2. Phát huy sự sáng tạo –> Đột phá
Khi đưa ra cách tiếp cận mới, bạn phải thử, chính quá trình này phát huy sự sáng tạo.
Đây là yếu tố sống còn để doanh nghiệp trường tồn. Nếu không sáng tạo, sẽ rơi vào chu kỳ suy thoái và phá sản.
Hãy ví dụ Youtube đang thống trị nền tảng video. Vậy niềm tin nào cho Tiktok ra đời để cạnh tranh? Đó chính là sự sáng tạo, họ khai thác vào điểm yếu Youtube đã ngủ quên: Chính là nền tảng video ngắn.
3. Tăng cường khả năng thích nghi
Tất cả đổ xô vào thị trường chứng khoán khi nhà nhà chơi, ai cũng thắng, tới bà bán nước đầu ngõ cũng chứng.
Tuy nhiên, quan sát nhiều lần, bạn rút ra được bài học riêng cho mình, không phải lúc nào chạy theo đám đông cũng đúng.
Quan sát động cơ và mục đích, bạn tìm ra cách thích nghi riêng cho mình để hành động.
Người thành công luôn có lối đi riêng chính là vậy!
4. Xây dựng thương hiệu độc đáo
Đây là một trong những giá trị cốt lõi của cá nhân và doanh nghiệp.
Chiếc tàu biển khổng lồ bị hỏng chân vịt, không ai sửa được, đành phải thuê người thợ già rất nổi tiếng. Tới nơi, quan sát thật kỹ, ông ta rút chiếc búa ra gõ lên 1 điểm ở chân vịt. Kỳ diệu thay nó hoạt động trở lại. Nhưng chủ tàu bị sốc khi chứng kiến công việc đơn giản vậy mà người thợ thu tới 10 ngàn usd. Ông ta yêu cầu người thợ già lập hóa đơn và cái kết:
- Chi phí gõ búa: 2 usd
- Gõ ở đâu, và gõ mạnh nhẹ thế nào: 9998 usd
5. Vươn tới sự hoàn thiện
Có ngày phải có đêm, có ưu thì sẽ có nhược. Vạn vật không có gì là tuyệt đối.
Hiểu được điểm này, bạn sẽ thấy vai trò của Tư duy ngược, là đi tìm điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ và hoàn thiện.
Nỗ lực đó khiến cho mọi thứ đến tay khách hàng đều trở nên hoàn hảo tối đa nhất có thể.
Apple từng tuyên bố, chúng tôi không cần phải khảo sát thì mới ra sản phẩm. Bởi một khi nó đã được bán ra, mọi người đều ưa chuộng!
Một suy nghĩ có phần kiêu căng, nhưng đúng là cần học hỏi. Nghiên cứu kỹ, thử nghiệm kỷ, Test thật kỹ thật hoàn hảo, mới yên tâm ra thị trường.
Sự của máy bay Boeing 737 cho thấy, không phải bạn test mọi chỉ tiêu ở Mỹ đạt thì sang Trung đông hoặc Châu phi cũng sẽ đạt.
6. Không ngừng cố gắng
Là ý tiếp theo của mục số 5. Đừng ngủ quên trên sự hoàn hảo.
Bài học của Nokia, Blackberry, HTC và nhiều người khổng lồ khác, là ngủ quên trên chiến thắng.
Dịch vụ của bạn tốt, nhiều người dùng, doanh thu lớn. Nhưng không có nghĩa trong tương lai không có ai đe dọa vị trí số 1 của bạn.
Chiếc màn hình cảm ứng Iphone, kèm hệ điều hành ios linh hoạt đã chôn vùi Người khổng lồ Nokia, Blackberry một cách phũ phàng.
Vì thế phải luôn đi tìm điểm yếu của mình, thậm chí sinh ra những sản phẩm đối ngược để thay thế. Thành công của Huyndai và Kia là vậy, ít ai biết rằng chủ đầu tư của 2 công ty này, bản chất là một. Họ tự cạnh tranh lẫn nhau, để phát triển ngày một nhanh hơn.