Lượt xem: 0

Trong một nhóm riêng tư trên một trang mạng xã hội Trung Quốc có tên “nhóm trao đổi công việc làm con toàn thời gian”, gần 4.000 thành viên đã chia sẻ cuộc sống hàng ngày của họ. Một vài người chia sẻ rằng họ đã tự chữa lành vết thương trong quá trình ở bên cha mẹ toàn thời gian, cũng có người nói “Không có tiền làm sao có thể ở nhà với ba mẹ toàn thời gian như vậy?” Cũng có một vài người đang mong đợi, một vài người vẫn cảm thấy ngờ hoặc về “công việc” này.

Điểm chung giữa họ là trong quá trình trở thành “đứa con toàn thời gian”, họ được hưởng cuộc sống ổn định do cha mẹ chu cấp, nhưng họ cũng phải đối mặt với nỗi lo kép: vừa áp lực bị cho là ăn bám vừa áp lực kinh tế, vừa áp lực không biết khi nào mới kiếm được một công việc đàng hoàng, chỉ có thể tìm thấy sự cân bằng mỏng manh ở trong đó.

Ở tuổi 40, xin nghỉ việc để ở nhà ‘nhận lương’ 12 triệu đồng/tháng từ bố mẹ: Tôi làm con toàn thời gian chứ không ăn bám! - Ảnh 1.

40 tuổi, nghỉ việc ở nhà làm “cô con gái toàn thời gian”

Trước khi trở thành “cô con gái toàn thời gian”, Tiểu An (Trung Quốc) đã có 15 năm làm việc tại một tòa soạn báo. Nhưng khi tòa soạn có sự điều chỉnh nhân sự vào năm 2022, cô được chuyển sang một bộ phận mới: công việc phức tạp, nội dung rườm rà, tính chuyên môn cao, áp lực nhiều, cô phải trực 24/24.

Cố gắng hơn nửa năm, Tiểu An cảm thấy mình không thể tiếp tục được nữa: “Người khác được đi nghỉ hoặc được thay phiên trực, nhưng tôi phải làm việc mỗi ngày. Tôi thậm chí còn có lần gục xuống và khóc.” Cộng với việc đã làm việc quá lâu tại một chỗ, ý định xin nghỉ việc lóe lên trong đầu cô.

Ở tuổi 40, phải dũng cảm lắm cô mới rời khỏi nơi làm việc mà mình đã gắn bó hơn chục năm. Kể từ khi đưa ra quyết định, An luôn trong tình trạng lo lắng mỗi ngày: không ngừng đưa ra quyết định, phủ nhận bản thân và lặp đi lặp lại quá trình đó, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ba mẹ cô thấy con gái như vậy, cảm thấy xót xa nên đã đề nghị: “Con cứ nghỉ việc đi, bố mẹ nuôi con. Tìm được công việc nào đó phù hợp hơn rồi hãy đi làm, không muốn đi làm thì ở nhà bố mẹ nuôi.”

Sinh sống ở một thị trấn nhỏ phía Bắc, cha mẹ cô được hưởng mức lương hưu hàng tháng gần 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32 triệu đồng).

Được sự nhất trí của gia đình, Tiểu An nghỉ việc và chính thức trở thành “cô con gái toàn thời gian”: bố mẹ trả cho cô 4.000 nhân dân tệ (khoảng 13 triệu đồng) một tháng, nội dung công việc của cô là ngồi trò chuyện với mẹ trong một tiếng vào buổi sáng, buổi trưa cùng mẹ đi chợ, thỉnh thoảng cùng nhau đi dạo phố, phụ trách xử lý các vấn đề liên quan tới các thiết bị điện tử trong nhà, buổi tối cùng ba nấu cơm. Ngoài ra, mỗi tháng cô cũng cần sắp xếp cho gia đình đi 1-2 chuyến đi du lịch, kiêm luôn công việc tài xế, thời gian còn lại là thời gian riêng của cô.

Nghe thì có vẻ nhàn nhã, nhưng thực tế, so với hầu hết những người đóng vai trò “bảo mẫu với nội dung công việc được quy định”, công việc của An thiên về sự đồng hành và an ủi tinh thần nhiều hơn. Ba mẹ cô sức khỏe tốt, họ cũng có những sở thích riêng của bản thân, không cần cô chăm sóc, họ ngược lại còn chăm sóc cô, “mẹ rủ tôi khiêu vũ cùng mẹ, thỉnh thoảng cùng mẹ đi chợ mua rau, mua hoa quả, nhiều khi mẹ còn mang sang tận nhà cho tôi.”

Việc Tiểu An phải làm chỉ đơn giản là mang một món quà nhỏ theo khi tới ăn tối. Cô phụ trách làm phụ bếp, cha cô làm đầu bếp chính, ba người tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc của gia đình, mẹ sẽ nói về quá khứ, cuộc trò chuyện có thể kéo dài trong hai hoặc ba giờ.

Ở tuổi 40, xin nghỉ việc để ở nhà ‘nhận lương’ 12 triệu đồng/tháng từ bố mẹ: Tôi làm con toàn thời gian chứ không ăn bám! - Ảnh 2.

Ban đầu khi mới nghỉ việc, cô vẫn cảm thấy có chút chưa thể thích ứng, cô vẫn không cam tâm việc mình không có việc làm nên làm thêm một nghề tay trái. “Áp lực tâm lý lớn nhất có lẽ là muốn kiếm tiền.” Nhưng mỗi khi ở bên bố mẹ, cô lại cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm, cô sẽ gác lại hết những suy tư hay công việc đang làm để toàn tâm toàn ý với công việc làm một người con này.

Về phía cha mẹ, họ luôn cố gắng cho Tiểu An cảm giác an toàn: “Cho dù không có công việc, con vẫn có thể cứ thoải mái mà sống, thoải mái làm việc con muốn làm mà không cần cảm thấy áp lực gì hết.”

Theo quan điểm của Tiểu An, muốn trở thành những người con toàn thời gian như cô, cần có đủ tự tin về tài chính. Trong suốt 15 năm đi làm, cô đã cùng bố mẹ mua nhà mua xe, cả ba mẹ và cô đều đã có một số tiền tiết kiệm nhất định, không có áp lực về kinh tế. “Nếu không có những bảo đảm cơ bản như vậy, tôi cũng không dám tùy ý nghỉ việc.”

Không có ranh giới rõ ràng giữa “làm con toàn thời gian” và “ăn bám”

Trước khi bắt đầu công việc “làm con toàn thời gian”, Chân Quân Tử(Ôn Châu, Trung Quốc) đã thay đổi tới 4,5 công ty chỉ trong chưa đầy 1 năm làm việc, công việc ngắn nhất là buổi sáng đi làm, buổi chiều xin nghỉ việc. Khoảng thời gian này khiến anh đưa ra một kết luận, “Là một infp (một nhóm tính cách, những người thuộc nhóm tính cách này chỉ những người hướng nội, hành động thiên về cảm xúc), tôi rất không hợp đi làm nơi công sở.”

Sau khi nghỉ việc, Chân Quân Tử vốn định sẽ ở lại Bắc Kinh trở thành một người làm việc tự do, nhưng vì tình hình dịch bệnh và cả những nguyên nhân khác, 2 tháng sau, anh quyết định rời khỏi Bắc Kinh đi tới các thành phố khác, chạm dừng chân cuối cùng là Đại Lý.

Năm sau đó, Chân Quân Tử rời Đại Lý và trở về quê nhà ở Ôn Châu, chính thức trở thành “đứa con toàn thời gian”.

Cha mẹ anh rất hài lòng với quyết định của con trai mình – là con trai út trong gia đình, Chân Quân Tử có hai chị gái, trước đó, cả nhà chỉ có thể gặp được con trai vào dịp Tết, phần lớn thời gian họ sẽ chỉ liên lạc với nhau thông qua điện thoại. Hiện tại thấy Chân Quân Tử bằng lòng quay trở về nhà, cả gia đình vui mừng khôn siết, không yêu cầu nhiều gì ở anh, cũng không cần anh lo việc nhà, chỉ cần anh ở bên cạnh họ là được.

Nhưng không làm chút việc nhà nào nghe có vẻ không thực tế. Chân Quân Tử thường sẽ nấu một hoặc hai bữa một ngày, sau đó dọn dẹp nhà cửa, khi mọi việc xong xuôi, anh vào phòng chơi game và nghiên cứu về công việc tay trái của mình, không cần gia đình trả tiền tiền lương, anh thậm chí còn thỉnh thoảng trả tiền sinh hoạt phí cho cha mẹ mình.

Chân Quân Tử cũng rất thích trạng thái cuộc sống hiện tại, cảm giác hạnh phúc khi gia đình sum họp vào cuối tuần đã khiến đời sống tinh thần của anh ấy phong phú hơn rất nhiều, “Không cần làm việc từ 9h đến 17h, không cần làm thêm giờ, ngủ tùy thích cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên.” Thỉnh thoảng nếu cảm thấy hơi buồn chán, anh sẽ đi ăn uống cùng chị gái hoặc bạn bè, “cuộc sống bỗng trở nên thú vị hơn rất nhiều.”

Theo cách hiểu của Chân Quân Tử, “làm con toàn thời gian” cũng có những cống hiến lao động của riêng mình, hầu hết những người đưa ra lựa chọn này đều là những người đã quá mệt mỏi ở nơi làm việc và muốn trở về nhà để được chữa lành trong một khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, trong quá trình này, họ cũng cần phải bỏ ra sức lao động nhất định và lắng nghe yêu cầu của cha mẹ, thay vì “ăn bám” một cách mù quáng.

Có ý kiến cho rằng “làm con toàn thời gian” chẳng qua cũng chỉ là một cách gọi khác mỹ miều hơn của hai từ “ăn bám”, Chân Quân Tử rất không đồng ý với điều này, anh cho rằng mọi người nên có cái nhìn rộng hơn về môi trường tổng thể xung quanh thay vì đổ lỗi cho tất cả một cá nhân. Những “đứa con toàn thời gian” cũng có công việc của mình, đại đa số họ chỉ là đã quá mệt mỏi, muốn chậm lại một lát, họ rồi sẽ quay trở lại với công việc, chỉ có điều mọi người đừng có cái nhìn quá phiến diện về họ, bản thân tôi hiện tại cũng đã bắt đầu kinh doanh riêng.”

Ở tuổi 40, xin nghỉ việc để ở nhà ‘nhận lương’ 12 triệu đồng/tháng từ bố mẹ: Tôi làm con toàn thời gian chứ không ăn bám! - Ảnh 3.

Trong cuộc sống xã giao của An, khi không có ai hỏi quá nhiều tới chuyện riêng tư, cô cũng sẽ không chủ động nói ra, cô cũng biết rằng những “đứa con toàn thời gian” hiện tại vẫn chỉ là số ít, bởi “hầu hết mọi người vẫn sẽ chọn trưởng thành và trải nghiệm ngoài xã hội. Suy cho cùng, con người là động vật xã hội và cần phải cùng nhau phát triển.”

Nhưng cô vẫn cho rằng không loại trừ đây cũng có thể là một ngành mới, giống như những nội trợ toàn thời gian hay bảo mẫu toàn thời gian, có người cung cấp tiền, có người cung cấp sự phục vụ, có người muốn làm, cũng có người không muốn làm, cũng chỉ là một hình thức công việc mà thôi, nó không khác gì những hình thức công việc khác.

Hùng Bính Kì, chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, Trung Quốc đã từng bày tỏ quan điểm của mình về điều này, ông tin rằng mấu chốt của việc “làm con toàn thời gian” là hoàn cảnh kinh tế gia đình của mỗi người là khác nhau và mục tiêu phát triển của bản thân họ cũng khác nhau. Đó là một sự lựa chọn cá nhân. Với sự già hóa của dân số, sau này có thể có càng nhiều người trẻ tuổi lựa chọn “làm con toàn thời gian” sau khi cân nhắc nhu cầu về công việc, cuộc sống và gia đình.

“Đây cũng là biểu hiện của sự đa dạng hóa công việc và lối sống của giới trẻ đương đại. Không cần thiết phải dùng cái gọi là khái niệm thành công để có thành kiến với sự lựa chọn của mỗi người.”

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2026106);}else{parent.admSspPageRg.draw(2026106);}

Theo Diệu Đan

Theo phunuso.baophunuthudo.vn

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *