Thói quen trì hoãn ảnh hướng rất lớn tới kế hoạch phát triển bản thân. Cần loại bỏ sớm để phát triển sự nghiệp, bạn cần hiểu rõ về nó. Cụ thể như sau:
Thói quen trì hoãn là một cuộc chiến nội bộ
Đó là cuộc nội chiến giữa Tình cảm và lý trí. Trong đó tình cảm được Hệ thống Limbic đại diện, còn Lý trí được vùng vỏ não trước trán quản lý. Sự thua cuộc của Võ não trước trán (có kích thước lớn) trước Limbic nhỏ bé thường tạo ra Thói quen trì hoãn.
Hậu quả của Thói quen trì hoãn
Tự tăng áp lực cho bản thân: Khi bạn trì hoãn công việc, áp lực sẽ tăng lên do công việc chồng chất lại. Điều này có thể gây ra căng thẳng và lo lắng.
Quản lý thời gian kém hiệu quả: Trì hoãn dẫn đến việc lãng phí thời gian. Bạn có thể cần phải làm việc nhanh chóng và áp lực trong khoảng thời gian ngắn hơn để hoàn thành công việc.
Giảm hiệu suất lao động: Thói quen trì hoãn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành công việc đúng thời hạn hoặc không đạt được tiềm năng tối đa của mình.
Giảm sự tự tin: Khi bạn liên tục trì hoãn, bạn có thể cảm thấy mất tự tin và tự thấy bản thân không đủ năng lực để làm việc.
Thất bại trong dự án hoặc mục tiêu: Trì hoãn có thể dẫn đến việc không hoàn thành dự án hoặc mục tiêu mà bạn đã đặt ra, dẫn đến thất bại và hối tiếc.
Quan hệ xã hội bị ảnh hưởng: Thói quen trì hoãn có thể dẫn đến việc bạn không có đủ thời gian cho gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động xã hội khác.
Tăng cường cảm giác không hài lòng về bản thân: Trì hoãn thường đi kèm với cảm giác tự trách nhiệm và không hài lòng về bản thân, dẫn đến stress tâm lý.
Vai trò của Hệ thống Limbic
Limbic (hệ thống được thể hiện màu đỏ) nằm sâu trong não, có nhiều vai trò quan trọng, đặc biệt đến trí nhớ.
Đó là hệ thống nằm sâu trong não bộ con người, có nhiều vai trò quan trọng. Cụ thể Hạch hạnh nhân (amygdala) và phần viền của Limbic quản lý cảm xúc. Thói quen của Limbic là tìm ra những ký ức có lợi, dễ dàng thỏa mãn, khiến vui vẻ để bạn quyết định hành động dựa trên cảm xúc.
Vùng vỏ não trước trán
Thuộc về Thùy trán, một trong thùy lớn nhất của não bộ. Vùng vỏ não trước trán có chức năng lập kế hoạch, thực hiện mục tiêu một cách có lý trí.
Chiến thắng thường nghiêng về Hệ thống Limbic
Với hầu hết mọi người, chiến thắng thường nghiêng về hệ thống Limbic. Nơi chứa đầy những trải nghiệm, khiến bạn thường ra quyết định thiên về cảm xúc.
Ví dụ: bạn đặt đồng hồ báo thức 5am để chạy buổi sáng, nhưng dù trời chỉ mưa nhẹ, bạn lập tức có lý do để trì hoãn và tiếp tục ngủ. Nếu theo vùng vỏ não trán, bạn cần phải chạy để hoàn thành mục tiêu. Nhưng cảm xúc tưởng tượng của Limbic về viễn cảnh bị ướt, nước bẩn bắn lên khi chạy khiến bạn chán nản và ra quyết định không chạy.
Phương pháp loại bỏ thói quen trì hoãn
1. Công bố mục tiêu của kế hoạch
Hãy nói cho mọi người biết về mục tiêu của bạn. Đó là cách tự tạo ra áp lực cho bản thân. Nếu không hoàn thành, độ tín nhiệm của bạn có thể sẻ suy giảm. Điều đó thôi thúc tạo động lực bạn phải hoàn thành.
Hãy sử dụng Kỹ năng lập kế hoạch (Phần dành cho thành viên)
2. Sử dụng công cụ Pomodoro
Pomodoro là kỹ thuật quản lý thời gian của người Ý phát minh vào năm 1980. Cứ mỗi 25 phút tập trung hoàn toàn vào duy nhất 1 nhiệm vụ, được gọi là Pomodoro, sau đó nghỉ 5 phút thư giãn. Khi hoàn thành 4 Pomodoro, nghỉ dài hơn từ 15-30 phút.
Phương pháp này giúp tăng hiệu suất lao động bằng cách gạt bỏ mọi yếu tố không liên quan. Nó giúp bạn giảm thiểu các tác động bên ngoài, tránh bị phân tâm, giúp đầu óc tập trung hơn.
Tham khảo: Kỹ năng quản lý thời gian (phần dành cho thành viên)
Nhưng thói quen trì hoãn đôi khi có lợi
Trong áp lực thường khó phát huy sự sáng tạo, vì thế sự trì hoãn lại có lợi khi bạn cảm nhận được cứ cố làm sẽ không tạo ra hiệu quả cao. Vào thời điểm đó hãy ngắt mạch công việc để thư giãn, tìm ra hướng đi mới tốt hơn.
Nhưng thay vì chuyển sang làm các việc khác không liên quan, hãy kết nối với người bạn cho rằng trao đổi vấn đề trên với họ sẽ tìm ra giải pháp mới. Một cuộc hẹn cà phê 30 phút với đồng nghiệp không phải là ý tưởng tồi.
Tổng kết
Thói quen trì hoãn không có lợi cho sự phát triển bản thân. Vì thế bạn nên loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Hãy sử dụng bộ kỹ năng lập kế hoạch và Kỹ năng quản lý thời gian để loại bỏ thói quen trì hoãn.
Cuộc sống muôn màu chúc bạn thành công!