10 thói quen của học sinh xuất sắc
Lượt xem: 0

Học chủ động hay đến lớp ghi chép thụ động?

Chủ động ở đây không chỉ là thực hiện các bài tập được giao về nhà, mà là chủ động giành ra 10 tới 20 phút đọc trước những bài thầy cô sẽ giảng ngày hôm sau. Ghi và đánh dấu lại những điểm mình chưa hiểu, chủ động đặt câu hỏi trong giờ hoặc sau khi thầy cô đã giảng xong.

Với phương pháp chủ động, học sinh sẽ hiểu rõ hơn, vận dụng tốt hơn, từ đó ghi nhớ lâu hơn với các bạn chỉ nghe và chép thụ động. Thay vì mất cả 1 tiết học ngồi nghe, về hỏi bố mẹ những chỗ chưa hiểu, xong mới ghi nhớ, rồi lại lâu lâu mới được vận dụng.

Tips: Phụ huynh có thể tăng tính chủ động cho con bằng cách hỏi con ngày mai sẽ học bài gì, môn gì để con rèn luyện phương pháp học chủ động này. 

Tập trung học môn gì, vào lúc nào ?

Có rất nhiều người giống tôi, có thói quen dậy sớm đọc và viết lách, bởi vì đó là khung giờ vàng cho việc hấp thụ tri thức. Vừa dậy không nên đánh răng, uống một cốc nước lọc để các lợi khuẩn trong nước miếng xuống hệ thống tiêu hóa. Nước có tác dụng nhu động ruột và cần thiết cho não bộ.

  • 4h30-6h: Xem lại một lượt các bài học của ngày hôm nay, tập trung học thuộc và lưu ý các vấn đề chưa hiểu. Sau đó ăn sáng và đến trường.
  • 7h-11h: Học các môn xã hội như văn, sử, địa, ngoại ngữ…
  • 14h-16h30: Sau giấc ngủ trưa, hãy dành thời gian cho các môn tự nhiên cần tính toán như Toán, Lý, Hóa…
  • 19h30: sau khi ăn uống nghỉ ngơi xong, hãy để cho não bộ được thư giãn, không nạp thêm kiến thức nào nữa. Bạn hãy cùng con giải trí nhẹ nhàng và hỏi những nội dung hôm nay đã học cái gì, điểm gì làm con thú vị, ấn tượng, điểm nào con chưa hiểu, cần giải thích thêm.

Đây là phương pháp học theo quy luật tập trung của vũ trụ, vào thời điểm bình minh giao thoa, không gian yên tĩnh, năng lượng tinh khiết sẽ giúp con người hấp thụ được tốt nhất. Sau một đêm, não được nghỉ ngơi và tái tạo, cũng sẵn sàng dung nạp kiến thức hiệu quả nhất. Không chỉ các em học sinh, lên đến tiến sỹ, giáo sư cũng phải vận dụng phương pháp này.

Tips: Nhồi nhét kiến thức, học thêm buổi tối, tăng tải cho não, đi ngủ muộn đều làm cho việc học tập kém hiệu quả.

Làm thế nào để nhớ lâu ?

Hãy gắn liền kiến thức với cảm xúc. Bạn tức giận vì ông chồng đi nhậu về muộn, lại có có dấu son trên cổ áo. Việc này làm bạn ghi nhớ tới 10 năm không quên, là bởi các thông tin này được gắn liền với cảm xúc.

Tương tự, hãy giúp con em mình có niềm vui trong việc học hành, hãy gắn những kiến thức với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh để tạo ra điểm nhấn ấn tượng trong não bộ. Không nên tập trung ghi nhớ quá lâu, cường độ 25 phút là vừa phải, hãy đứng dậy đi lại vận động nhẹ.

Phát huy năng lực sáng tạo hay chấp nhận chủ nghĩa trung bình ?

Hãy rút ngắn thời gian giải quyết các bài toán đã rõ phương pháp, đồng thời kích thích sự sáng tạo của con em mình tìm ra những phương pháp khác. Đem so sánh, điều chỉnh, tối ưu và vận dụng giúp nâng cao năng lực sáng tạo, vượt qua giới hạn của bản thân sẽ giúp các em hình thành hệ tư duy độc lập có tính sáng tạo cao.

Chỉ chấp nhận cái mình được nghe được dạy là chân lý sẽ hình thành nên một học sinh máy móc, học vẹt, điểm số thành tích tuy cao nhưng ra đời điển hình sẽ là một công chức mẫn cán, sếp bảo gì làm nấy.

Tips: Chủ nghĩa trung bình là rào cản một học sinh bình thường trở nên xuất sắc.

Tăng tương tác hay duy trì sự khép kín ?

Con bạn nhiều khả năng sẽ không phải Albert Einstein hay Isac Newton được, tức sẽ không đóng mình trong phòng kín và viết ra những công thức làm thay đổi thế giới. Vậy hãy chú ý giúp con mình tăng tương tác với 3 nhóm sau (được gọi là tam bảo)

  • Thứ nhất: Nguồn sách tại các trung tâm nhà sách lớn như Fahasa, Việt Tân, Thái Hà … Dành thời gian cho con em mình đến và trải nghiệm, cũng sẽ nhận ra các bạn có xu hướng tự nhiên hay xã hội.
  • Thứ hai: Chủ động trao đổi inbox với thầy cô giáo để hỏi về những vấn đề chưa hiểu trong bài giảng.
  • Thứ ba: Kết thân, trao đổi cùng với các bạn học giỏi để cùng nhau tiến bộ.
Tips: Tam bảo trên vận dụng theo luật hấp dẫn vũ trụ, áp dụng không chỉ đi học, mà còn khi đi làm, xuyên suốt cuộc đời. 

Phần 2 – còn tiếp

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *