Acinetobacter baumannii là một trong những siêu vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm nhất, chúng gây nhiễm trùng ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương trong bệnh viện—như trẻ sinh non và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu ở Canada và Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp học sâu (Deep Learning) để tạo ra một loại kháng sinh có thể tấn công vi khuẩn. Theo Nature Chemical Biology, qua việc sử dụng phân tích dữ liệu 6680 hợp chất, dự kiến kết quả tác động lên loại siêu vi khuẩn trên, các nhà nghiên cứu đã lọc ra 240 kháng sinh có dự đoán triển vọng cao.
Học sâu là một phương thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), được sử dụng để dạy máy tính xử lý dữ liệu theo cách được lấy cảm hứng từ bộ não con người. Mô hình học sâu có thể nhận diện nhiều hình mẫu phức tạp trong hình ảnh, văn bản, âm thanh và các dữ liệu khác để tạo ra thông tin chuyên sâu và dự đoán chính xác. Bạn có thể sử dụng các phương pháp học sâu để tự động hóa các tác vụ thường đòi hỏi trí tuệ con người, chẳng hạn như mô tả hình ảnh hoặc chép lời một tập tin âm thanh.
Như vậy, thay vì phải thử gần 6.700 loại kháng sinh, thì giờ đây nhờ Trí tuệ nhân tạo AI, quá trình tìm ra kháng sinh đã nhanh chóng hơn gấp nhiều lần. Càng có ý nghĩa hơn nữa, là loại kháng sinh mới này tìm ra chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn mục tiêu. Đây là một ưu điểm lớn, khi mà các loại kháng sinh theo cách nghiên cứu thông thường sẽ gây ra tác dụng phụ.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xác định acinetobacter baumannii là một trong những siêu vi khuẩn chính đang đe dọa thế giới. Vì thế nghiên cứu này cho thấy sự hiệu quả của Trí tuệ nhân tạo AI